Quy định của pháp luật về đất thổ cư

Dat Tho Cu 1

Đất thổ cư là khái niệm quen thuộc với mọi người. Quy định về loại đất này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về các vấn đề pháp lý đối với loại đất này.

Đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư là cách gọi phổ biến trong đời sống để chỉ loại đất được sử dụng để ở, có thể xây nhà và làm các công trình phục vụ mục đích để ở khác.

Hiện nay, pháp luật về đất đai không quy định về khái niệm đất thổ cư. Do đó, cần phải xem xét các quy định về loại đất tương tự được quy định trong Luật Đất đai để áp dụng đối với đất thổ cư.

Căn cứ theo mục đích sử dụng, pháp luật chi đất đai thành 3 nhóm, bao gồm:

– Đất phi nông nghiệp.

– Đất nông nghiệp

– Nhóm đất chưa sử dụng

Trong đó, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất, trong đó có đất ở.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

Như vậy, khái niệm đất ở là khá đồng nhất với khái niệm đất thổ cư thường được sử dụng trong đời sống thường nhật. Do đó, ta có thể sử dụng các quy định về đất ở để áp dụng cho đất thổ cư.

Dat Tho Cu 1

Phân loại đất thổ cư

Theo quy định, đất thổ cư hay đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn (ONT) và đất ở tại đô thị (ODT).

Đất thổ cư ở nông thôn (Đất ở nông thôn) là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm: đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất thổ cư ở tại đô thị (Đất ở tại đô thị) bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thời hạn sử dụng đất thổ cư

Khoản 1 Điều 125 quy định:

“Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1.Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;…”

Như vậy, thời hạn sử dụng đất thổ cư là sử dụng lâu dài.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 128 Luật đất đai quy định:

“Điều 128. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1.Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

2.Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.”

Do đó, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư thì được sử dụng ổn định lâu dài.

Điều kiện chuyển đổi thành đất thổ cư

Luật Đất đai quy định về điều kiện chuyển đổi các loại đất khác thành đất thổ cư (đất ở) như sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ để chuyển đổi thành đất thổ cư như sau:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.​

Thủ tục chuyển đổi thành đất thổ cư

Nộp hồ sơ chuyển đổi thành đất thổ cư tại đâu?

Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi các loại đất khác thành đất thổ cư cần nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Tài nguyên môi trường.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi thành đất thổ cư

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trả kết quả cho người thực hiện thủ tục.

Hồ sơ chuyển đổi thành đất thổ cư

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Trên đây là các nội dung quan trọng về đất thổ cư theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đất thổ cư và các loại đất khác.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)