Để bắt đầu một dự án khởi nghiệp, thành lập công ty là một việc làm vô cùng cần thiết. Thành lập doanh nghiệp như thế nào? Cần làm gì sau khi thành lập?… Tất cả nhưng thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, các cá nhân, tổ chức có thể thành lập doanh nghiệp theo các loại hình như sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
– Công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân.
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp căn cứ vào nhu cầu và điều kiện của mình. Ngoài ra, các cá nhân còn có thể thành lập hộ kinh doanh nếu không có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.
Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?
Trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn đần phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết nhất. Đó là những thông tin, giấy tờ và tài liệu cụ thể để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và tiếp tục hoạt động công ty sau khi thành lập. Cụ thể như sau:
– Loại hình doanh nghiệp sẽ thành lập: cá nhân, tổ chức lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp đã được quy định.
– Tên doanh nghiệp dự kiến thành lập: các cá nhân, tổ chức cần bàn bạc, thống nhất lựa chọn tên công ty phù hợp với nhu cầu và quy định của pháp luật.
Xem thêm: >>> Đặt tên công ty như thế nào?
– Địa chỉ đặt trụ sở chính: phải thuộc quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
– Ngành nghề kinh doanh: các cá nhân tổ chức lựa chọn ngành nghề theo nhu cầu và điều kiện của mình. Nếu ngành nghề có quy định về điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện đó. Ngoài ra, doanh nghiệp không được đăng ký các ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Vốn điều lệ sẽ đăng ký: các cá nhân, tổ chức đăng ký mức vốn điều lệ theo nhu cầu và điều kiện của mình và phải đảm bảo có đủ khả năng góp vốn đầy đủ, đúng hạn đã đăng ký. Một số trường hợp có quy định mức vốn pháp định thì công ty phải đáp ứng điều kiện này.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty: chức danh người đại diện điều lệ công ty quy định, chẳng hạn: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng thành viên,…
Xem thêm: >>> Người đại diện theo pháp luật
Cần những giấy tờ gì để thành lập công ty?
» Nếu là cá nhân
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người thành lập công ty, cụ thể: Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật.
» Nếu là tổ chức
– Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức, bao gồm: đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc các giấy tờ khác tương đương.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật.
Thủ tục thành lập công ty như thế nào?
Tuy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập có những thành phần khác nhau. Nhìn chung, hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp theo mẫu quy định.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập.
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn trong công ty.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của những người thành lập công ty.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức thành lập công ty.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn trong công ty.
– Quyết định chỉ định người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn trong công ty.
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần chú ý thực hiện các công việc như sau:
– Treo biển công ty tại trụ sở chính đã đăng ký. Biển công ty cần bao gồm: tên công ty, địa chỉ công ty, mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty có thể thêm các thông tin khác như: số điện thoại, email, logo,…
– Thông báo tài khoản ngân hàng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp để thực hiện nộp các loại tờ khai thuế theo quy định.
– Nộp tờ khai và lệ phí môn bài cho công ty. Thời hạn nộp là ngày cuối của tháng thành lập.
– Nếu là công ty cổ phần: Cổ đông sáng lập thực hiện thanh toán cổ phần đã đăng ký mua. Sau đó, công ty cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ đông sáng lập. Thời hạn thanh toán là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Chủ sở hữu thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo cam kết khi thành lập. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Các thành viên góp vốn thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo cam kết khi thành lập. Sau đó, công ty cấp giấy chứng nhận sở vốn góp cho các thành viên công ty. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Đăng ký in hóa đơn tại chi cục thuế quản lý (nếu có nhu cầu).
– Đăng ký giấy phép kinh doanh nếu có hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Trên đây là các vấn đề trọng yếu khi thành lập doanh nghiệp mà bạn đọc không nên bỏ qua. Bạn cũng có thể sử dụng Dịch vụ thành lập công ty trọn gói của chúng tôi để hoàn tất các thủ tục một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Hỗ trợ tư vấn 24/7
- 092 498 0008
- nmlinh2511@gmail.com