Hưởng chế độ ốm đau trên 14 ngày được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?

Huong Che Do Om Dau Tren 14 Ngay Duoc Huong Bao Hiem Y Te Nhu The Nao

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì có được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế hay không? Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?

>>> Bài viết liên quan: Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành

Quyền lợi bảo hiểm y tế của người lao động hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

Như vậy, người lao động nghỉ viêc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì vẫn được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế nhưng không phải đóng bảo hiểm y tế.

Huong Che Do Om Dau Tren 14 Ngay Duoc Huong Bao Hiem Y Te Nhu The Nao

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?

Thời hạn để nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là 45 ngày kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc. Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động. Sau đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động phải nộp theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội  2014 bao gồm:

– Bản chính hoặc bản sao giấy xuất viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú.

– Giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài (kèm bản dịch sang tiếng Việt) cấp trong trường hợp người lao động điều trị ở nước ngoài.

Mức hưởng chế độ ốm đau được tính như thế nào?

Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động phụ thuộc vào mức đóng và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người lao động bình thường thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH (người lao động theo hợp đồng lao động, công chức, viên chức, người điều hành doanh nghiệp có hưởng lương,….) thì mức hưởng chế độ ốm đau cụ thể như sau:

– Nếu thời gian nghỉ việc không vượt quá thời gian tối đa hưởng bảo hiểm ốm đau trong một năm quy định tại Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH: Mức hưởng theo tháng bằng 75% mức lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau hoặc tháng làm việc đầu tiên sau thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội.

– Nếu thời gian nghỉ việc vượt quá thời gian tối đa hưởng bảo hiểm ốm đau nhưng người lao động nghỉ việc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành:

+ Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: được hưởng 65% mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau.

+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: được hưởng 55% mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau.

+ Đóng BHXH dưới 15 năm: được hưởng 50% mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau.

– Nếu thời gian nghỉ việc vượt quá thời gian tối đa hưởng bảo hiểm ốm đau nhưng người lao động nghỉ việc mắc bệnh KHÔNG thuộc Danh mục bệnh cần chữa trì dài ngày: Không được hưởng chế độ ồm đau.

Đối với người lao động thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng là 100% mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau. Người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày của người lao động được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về việc hưởng chế độ ốm đau của người lao động theo quy định hiện hành.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)