Người đại diện theo pháp luật

Nguoi Dai Dien Theo Phap Luat

Công ty luôn phải có người đại diện theo pháp luật. Quy định về người đại diện này của công ty như thế nào? Quyền và nghĩa vụ ra sao?… Sau đây chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này.

Thế nào là người đại diện theo pháp luật?

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

“Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

» Người đại diện của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

– Phải là cá nhân, có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.

– Người đại diện của công ty có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.

– Người đại diện của công ty không nhất thiết phải là người sở hữu vốn trong công ty. Những người sở hữu vốn có thể thuê người khác để làm giám đốc theo dạng hợp đồng lao động.

– Có thể có nhiều hơn 1 Người đại diện trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Doanh nghiệp luôn phải có ít nhất 01 người đại diện cư trú tại Việt nam.

» Các chức danh của người đại diện của doanh nghiệp:

– Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

– Chủ tịch công ty.

– Chủ tịch hội đồng quản trị.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên.

– Công ty có thể lựa chọn các chức danh khác như phó giám đốc/phó tổng giám đốc; Giám đốc sản xuất;…

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, việc lựa chọn chức danh người đại diện phải được ghi nhận trong điều lệ công ty.

Nguoi Dai Dien Theo Phap Luat

Quyền của Người đại diện theo pháp luật

– Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hành chính, tố tụng,…

– Thực hiện các quyền cụ thể được quy định trong điều lệ công ty tùy thuộc vào chức danh nắm giữ.

Chẳng hạn:

+ Nếu người đại diện của công ty là Giám đốc (trong công ty cổ phần): có quyền điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh như nhân sự, kế hoạch kinh doanh,…; ký kết hợp đồng với đối tác trong phạm vi được phép;…

+ Nếu người đại diện của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên (trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên): chuẩn bị kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thành viên; triệu tập cuộc họp của Hội đồng thành viên;….

Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

– Thực hiện các quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất cho doanh nghiệp trong phạm vi cho phép.

– Trung thành với lợi ích doanh nghiệp.

– Chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại của công ty do vi phạm cá nhân khi thực hiện các quyền được giao.

Trên đây là những quy định quan trọng về Người đại diện của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp của mình.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)