Trình tự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Trinh Tu Dau Tu 2

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trình tự đầu tư trực tiếp và gián tiếp cụ thể như thế nào? Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đọc qua bài viết sau đây.

I. Đầu tư trực tiếp

1. Thế nào là đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức khác,… của có quốc tịch nước ngoài) trực tiếp góp vốn để thành lập công ty để kinh doanh tại Việt Nam.

2. Trình tự thực hiện đầu tư trực tiếp

Thủ tục đầu tư trực tiếp được thực hiện theo thứ tự như sau:

Đăng ký thành lập dự án đầu tư (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

– Thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế)

– Lập tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại 01 ngân hàng thương mại tại Việt Nam và góp vốn đầu tư  theo nội dung đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo định kỳ: hàng quý, 06 tháng, 01 năm cho Cơ quan quản lý đầu tư – Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

– Nộp báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm cho Cơ quan quản lý đầu tư – Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

3. Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị

– Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư:

+ Nếu là cá nhân: Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương.

+ Nếu là doanh nghiệp/tổ chức khác: (1) Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương; (2) Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật; (3) Hộ chiếu người đại diện quản lý vốn.

– Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Nếu là cá nhân: Xác nhận sao kê tài khoản ngân hàng số vốn đầu tư.

+ Nếu là doanh nghiệp/tổ chức khác: Một trong số giấy tờ sau: Xác nhận sao kê tài khoản ngân hàng số vốn đầu tư hoặc Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất.

– Giấy tờ pháp lý địa điểm đầu tư:

+ Hợp đồng thuê/Thỏa thuận nguyên tắc thuê trụ sở/Hoặc giấy tờ tương đương.

+ Bản sao sổ đỏ hoặc giấy tờ tương đương của địa điểm đầu tư.

– Các thông tin dự án đầu tư:

+ Tên dự án và tên công ty dự kiến thành lập.

+ Mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh.

+ Tổng vốn đầu tư đăng ký, gồm: vốn góp tự có + vốn vay.

+ Công suất dự kiến, doanh thu dự kiến,…

+ Công nghệ, danh mục máy móc sử dụng, danh mục nguyên vật liệu,… (nếu có).

Lưu ý: Các giấy tờ từ nước ngoài cần thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự và Dịch công chứng.

4. Chi tiết thời gian thực hiện

– Thành lập dự án đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

+ Lĩnh vực đầu tư không có điều kiện: 20 ngày làm việc.

+ Lĩnh vực đầu tư có điều kiện: 40-60 ngày làm việc (cần thời gian để xin ý kiến các Bộ chuyên ngành).

– Thành lập doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 05 ngày làm việc.

Sử dụng Dịch vụ đăng ký giấy phép đầu tư để tiến hành thủ tục đầu tư trực tiếp một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất!

Trinh Tu Dau Tu 2

II. Đầu tư gián tiếp

1. Đầu tư gián tiếp là gì?

Đầu tư gián tiếp là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để mua lại vốn góp, cổ phần, góp vốn vào công ty đang hoạt động tại Việt Nam (thường được gọi là mua lại công ty).

2. Trình tự thực hiện

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp theo trình tự như sau:

Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Thông báo chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp).

– Nhà đầu tư nước ngoài lập tài khoản vốn và thực hiện thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần/vốn góp/góp vốn thông qua việc chuyển khoản.

– Thay đổi thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi).

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo định kỳ: hàng quý, 06 tháng, 01 năm cho Cơ quan quản lý đầu tư – Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

– Nộp báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm cho Cơ quan quản lý đầu tư – Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

3. Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị

– Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư:

+ Nếu là cá nhân: Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương.

+ Nếu là doanh nghiệp/tổ chức khác: (1) Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương; (2) Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật; (3) Hộ chiếu người đại diện quản lý vốn.

– Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng: sao kê tài khoản ngân hàng nội dung chuyển khoản thanh toán việc mua vốn.

Lưu ý: Các giấy tờ từ nước ngoài cần thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự và Dịch công chứng.

4. Chi tiết thời gian thực hiện

– Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Thông báo chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp):

+ Lĩnh vực đầu tư không có điều kiện: 15 ngày làm việc.

+ Lĩnh vực đầu tư có điều kiện: 40-60 ngày làm việc (cần thời gian để xin ý kiến các Bộ chuyên ngành).

– Thay đổi thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi): 05 ngày làm việc.

Tổng: 20 ngày làm việc.

Sử dụng Dịch vụ đăng ký góp vốn để tiến hành thủ tục đầu tư gián tiếp một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất!

Trên đây là trình tự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các hình thức đầu tư được quy định. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ để được giải đáp sớm nhất.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)