Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Dieu Kien Kinh Doanh Thuong Mai Dien Tu

Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Việc tuân thủ các điều kiện này là cực kỳ cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh trên mạng internet.

Kinh doanh thương mại điện tử là xu hướng phổ biến hiện nay. Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Bài viết sau đây sẽ trình bày về các điều kiện kinh doanh thương mại điện tử theo các quy định mới nhất hiện nay (cập nhật 2022).

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

– Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

– Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (TMĐT).

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh được thực hiện trên mạng internet, hay thường được nhắc đến với cá tên “bán hàng online”. Hoạt động này được thực hiện thông qua các giao thức trực tuyến để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Khi kinh doanh thương mại điện tử, các cá nhân, tổ chức có thể thiết lập website/ứng dụng thương mại điện tử của mình Hoặc cũng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên nền tảng website/ứng dụng của đơn vị khác như shopee, lazada, các trang website bán hàng, facebook,…

Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã định nghĩa về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.

Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử theo quy định bao gồm:

– Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Các website này thường do chính thương nhân sở hữu và chịu trách nhiệm điều hành.hoạt động. Ví dụ: trang web của các siêu thị điện máy như Thế giới di động, Pico,…

– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có thể kể đến như Shopee, lazada,…

Mỗi hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử đều được quy định các loại giấy phép riêng. Thương nhân kinh doanh thương mại điện tử cần xác định hình thức tham gia để thực hiện đăng ký các giấy phép phù hợp với mục tiêu hoạt động của mình.

Dieu Kien Kinh Doanh Thuong Mai Dien Tu

Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

– Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

– Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

– Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.

– Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:

+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa;

+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

– Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định của pháp luật;

Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử trên Sàn giao dịch thương mại điện tử

Kinh doanh thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử là hình thức hoạt động kinh doanh cực kỳ phổ biến hiện nay. Các cá nhân, tổ chức với nhiều mức độ quy mô đều sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là kênh bán hàng mang đến lượng khách hàng lớn và ổn đinh. Sàn giao dịch thương mại điện tử cũng rất nhiều đơn vị cung cấp, có thể kể tới như shopee, Lazada, Sendo, Chotot,… Vậy khi tham gia bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử này, thương nhân cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể là:

– Là thương nhân, nếu là cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân, nếu là tổ chức cần có quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Có giấy phép kinh doanh đối với các loại hàng hóa đặc thù.

Ví dụ: Đối với hàng mỹ phầm cần có Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Thành phần hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

– Tên miền của website thương mại điện tử;

– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

– Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Nơi đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại điện tử theo hình thức thiết lập website thương mại điện tử bán hàng cần đăng ký trước khi hoạt động. Việc đăng ký được thực hiện trực tuyến tại Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công thương.

Thời gian xét duyệt hồ sơ 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thủ tục đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Thành phần hồ sơ website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

– Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT).

– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).

– Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

+ Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

+ Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

– Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

Nơi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại điện tử theo hình thức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần đăng ký trước khi hoạt động. Việc đăng ký được thực hiện trực tuyến tại Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công thương.

Thời gian xét duyệt hồ sơ 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trên đây là các nội dung cần thiết về điều kiện kinh doanh thương mại điện tử theo quy định mới nhất (cập nhật năm 2022). Chúng tôi mong rằng, bạn đọc sẽ có được những kiến thức quan trọng về hoạt động thương mại điện tử. Tránh được những sai phạm khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề khác cho bạn đọc. Bạn đọc có thể gọi tới hotline hoặc gửi email, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)