Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất

Dang Ky Nhan Hieu 1

Đăng ký nhãn hiệu là việc bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được tiến hành theo các trình tự chặt chẽ và được thẩm tra kỹ lưỡng bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

Bất kỳ kỳ một cá nhân, tổ chức nào khi tham gia kinh doanh đều mong muốn được bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình. Bằng cách đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, bạn có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là giấy tờ pháp lý cao nhất để xác lập quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu. Vậy làm thế nào để có thể đăng ký nhãn hiệu? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc những thủ tục quan trọng trong đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là gì?

Trên đời sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều các thương hiệu, nhãn hàng của các đơn vị khác nhau ở khắp mọi nơi. Thương hiệu là một cách gọi chung các dấu hiệu mà khách hàng nhớ đến các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp hoặc một cá nhân nào đó. Có thể nói rằng, một thương hiệu bao gồm nhãn hiệu, slogan, nhãn mác, linh vật đại diện, kiểu dáng bao bì, chỉ dẫn địa lý,… Trong đó, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhận diện một thương hiệu hàng hóa, dịch vụ.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm các từ ngữ, chữ cái, con số, hình ảnh,… được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp với nhau để tạo nên một “bức tranh” tổng thể mà người khác có thể ghi nhớ, nghe đến, nhắc đến,… Thông thường, chúng ta thường hiểu “nhãn hiệu” bao gồm “tên thương hiệu” (Phần chữ) và logo (Phần hình ảnh).

Bảo hộ nhãn hiệu là việc làm quan trọng, cần thiết để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu đối với thương hiệu của mình. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể sử dụng chúng để kinh doanh, thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố sản phẩm thực phẩm chức năng,…) hay có quyền đề nghị cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi khi bị các cá nhân, tổ chức khác sử dụng trái phép.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ pháp lý cao nhất chứng minh quyền sở hữu thương hiệu. Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký. Do đó, đây là cơ sở pháp lý hàng đầu để bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu khỏi các hành vi vi phạm. Nếu không đăng ký độc quyền nhãn hiệu, bạn không thể có căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Sở hữu nhãn hiệu độc quyền giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác. Bạn cũng có thể sử dụng thương hiệu của mình để kinh doanh nhượng quyền để thu về một khoản lợi nhuận lớn.

Ví dụ: Trà sữa Tocotoco, Nhà hàng Pizza Hut,..

Dang Ky Nhan Hieu 1

Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, hiệu quả, tránh rủi ro bị đánh cắp thương hiệu. Để có thể đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu cần phải đáp ứng các điều kiện luật định.

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Nhãn hiệu có thể đăng ký độc quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Việc đánh giá nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện luật định hay không là việc làm không hề dễ dàng, yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc. Chính vì vậy, các cá nhân, tổ chức nên tìm đến với các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để được đánh giá kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thông thường, thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu

Bạn cần lên ý tưởng và tạo hình hoàn thiện cho nhãn hiệu của mình bằng các kết hợp các từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình ảnh,… thành một thể thống nhất, phù hợp với mặt hàng kinh doanh và phong cách thẩm mỹ của mình. Để tối ưu thời gian cũng như cơ hội đăng ký, bạn nên lựa chọn tên thương hiệu trước và tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ như bước 2, trước khi kết hợp với logo nhãn hiệu để tránh tình trạng tên thương hiệu bị trùng/gây nhầm lẫn và phải thiết kế lại toàn bộ nhãn hiệu.

Trong trường hợp bạn muốn đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn thì bạn cần tiến hành thành lập công ty trước. Khi đó, bạn nên lựa chọn tên công ty phù hợp với nhãn hiệu bạn định đăng ký để tạo sự thống nhất khi sử dụng.

Bước 2: Phân nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký

Nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền trong phạm vi các nhóm ngành đăng ký. Chẳng hạn, nhãn hiệu “Lala, hình” được đăng ký cho nhóm ngành “Nhóm 30: Kem lạnh” và “Nhóm 35: mua bán kem lạnh” thì chỉ được bảo hộ đối với sản phẩm kem lạnh. Nếu có cá nhân, tổ chức khác đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu “Lala” để kinh doanh thiết kế thi công, quán ăn uống hoặc giải trí,… thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không được yêu cầu cá nhân, tổ chức đó ngừng sử dụng hay đề nghị cơ quan nhà nước xử lý vi phạm.

Pháp luật không giới hạn số lượng nhóm ngành đăng ký cho nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu có thể đăng ký 01 nhóm hoặc tất cả các nhóm ngành. Tuy nhiên, khi đăng ký càng nhiều nhóm ngành thì chi phí đăng ký cũng tăng lên. Do đó, việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ để đăng ký là cực kỳ quan trọng để đảm bảo nhãn hiệu có được phạm vi bảo hộ cần thiết, đồng thời tiết kiệm chi phí cho chủ sở hữu.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là việc làm cần thiết trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tra cứu nhãn hiệu để chủ sở hữu có thể xác định được khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu của mình. Để tra cứu nhãn hiệu, chúng ta có thể thực hiện theo những cách như sau:

– Tra cứu trên các trang tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Khi nhập tìm kiếm tên thương hiệu, hình ảnh trên các trang tìm kiếm này, bạn sẽ có các kết quả tìm kiếm. Bằng cách đối chiếu nhãn hiệu của mình với các kết quả tìm kiếm, bạn sẽ đánh giá được nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Cách tra cứu này khá dễ đối với hầu hết mọi người, nhưng kết quả tra cứu thường không đáng tin cậy và chỉ sử dụng để tham khảo là chính.

– Tra cứu với công cụ tại trang website của Cục Sở hữu trí tuệ. Cách tra cứu này mang đến các kết quả tra cứu một cách chính thức hơn so với cách đầu tiên. Tuy nhiên, cách tra cứu này cũng không hoàn toàn chính xác do chỉ có thể tìm kiếm tên thương hiệu và thiếu các dữ liệu đầu vào cần thiết. Cách tra cứu này thường chỉ dùng để tham khảo với độ chính xác không quá 50%.

– Tra cứu với dịch vụ của tổ chức dịch vụ: tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp có các công cụ cần thiết, kiến thức và kinh  nghiệm chuyên môn nên việc tra cứu thường có độ chính xác hơn rất nhiều, thường đạt 90%. Tuy nhiên, việc tra cứu này cần phải trả một khoản phí.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký

Sau khi đã tiến hành tra cứu và xác định được khả năng bảo hộ, bạn cần nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể tại Cục Sở hữu trí tuệ để có được ngày ưu tiên sớm nhất.

Việc nộp đơn đăng ký thành công không có nghĩa bạn được xác lập quyền sở hữu ngày lập tức. Tuy nhiên, khi được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu thì ngày bạn được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu được tính từ ngày nộp đơn. Bạn có quyền yêu cầu hoặc được đề nghị cơ quan nhà nước xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm trong thời gian trước khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp theo các hình thức như sau:

– Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.

– Nộp đơn đăng ký tới một trong các địa địa chỉ nêu trên theo đường bưu điện

– Nộp đơn đăng ký online (trực tuyến) trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định, xem xét các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu để quyết định chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời gian thẩm định kéo đài từ 12-24 tháng, Cụ thể:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký: Thực hiện trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét về hình thức đơn có hợp lệ hay không. Nếu đơn hợp lệ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp thuận đơn hợp lệ và gửi về địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền. Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối đơn đăng ký. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có thể bổ sung thông tin, sửa chữa nội dung đơn trong thời hạn 1 tháng  kế từ ngày có quyết định. Nếu quá hạn, đơn đăng ký sẽ bị từ chối và bạn phải nộp lại đơn từ đầu.

– Đăng công báo thông tin đơn đăng ký: Thời gian công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ. Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp để các cá nhân, tổ chức khác có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký. Thông tin đăng công báo bao gồm: nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn, chủ sở hữu…Nếu cá nhân, tổ chức khác nhận thấy nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, họ có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: Thực hiện trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày kết thúc đăng công báo. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa? Có vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chung hay không?… Nếu nhãn hiệu đăng ký đáp ứng các yêu cầu luật định thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo đồng ý cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu.

Người nộp đơn cần theo dõi sát sao và có các phản hồi cần thiết khi có ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi kết thúc quy trình thẩm định đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về quyết định chấp thuận hoặc từ chối dựa trên các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn ra thông báo là 02 tháng kể từ ngày kết thúc thẩm định nội dung nhãn hiệu

Trong trường hợp thông báo chấp thuận đơn, bạn cần nộp 1 khoản chi phí để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu nhận được thông báo từ chối bạn có thể khiếu hại quyết định từ chối kể trên.

Giấy chứng nhận này có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần. Do đó, về lý thuyết bạn có thể được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu mãi mãi.

Dang Ky Nhan Hieu 2

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Để thực hiện thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu, bạn cần nộp bộ hồ sơ đầy đủ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– Mẫu nhãn hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền;

– Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký.

Hồ sơ đăng ký phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe về hình thức lẫn nội dung như sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm 02 bản giống nhau, 1 bản sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ trả lại cho chủ đơn đăng ký để lưu;

– Mỗi hồ sơ đăng ký sẽ được cấp 1 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu);

– Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ phải là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt khi nộp bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;

– Nội dung ngôn ngữ trình bày trong hồ sơ là tiếng Việt nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để sử dụng trong hồ sơ;

– Hồ sơ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1-2-3-4-….;

– Bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký thương hiệu theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;

Trong trường hợp sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu và chúng tôi sẽ thay mặt bạn hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết và toàn bộ các công việc liên quan cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu ở đâu?

Để đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức có thể đến 01 trong các địa chỉ sau:

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 3858 3069

– Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại miền Nam

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại miền Trung

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3889955

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Có thể thấy đây là việc làm cần thiết để tiến hành việc kinh doanh hiệu quả, bền vững hơn. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bạn trước các hành vi xâm phạm thương hiệu.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)