Địa điểm kinh doanh của công ty

Dia Diem Kinh Doanh Cua Cong Ty 1

Công ty có thể lập các địa điểm kinh doanh để thực hiện kinh doanh bên ngoài trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh có tác dụng gì? Khi nào thì lập địa điểm kinh doanh? Làm thế nào để lập địa điểm kinh doanh?… Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đọc các vấn đề này qua bài viết sau đây.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là một hình thức đơn vị trực thuộc của công ty, nằm ngoài địa chỉ trụ sở chính và được sử dụng để thực hiện các chức năng của công ty.

Địa điểm kinh doanh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng của công ty như: 

– Làm văn phòng giao dịch với khách hàng.

– Làm kho hàng cho công ty.

– Làm nhà xưởng sản xuất.

– Làm văn phòng làm việc và thực hiện các chức năng thương mại, quảng cáo sản phẩm,…

Địa điểm kinh doanh là một loại hình thức hoạch toán phụ thuộc, không phải khai báo thuế và chỉ nộp lệ phí môn bài theo quy định.

Trước đây, địa điểm kinh doanh không được đặt khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính. Tuy nhiên, kể từ ngày 10/10/2018 (ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực) thì địa điểm kinh doanh có thể được đặt bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam.

Dia Diem Kinh Doanh Cua Cong Ty 1

Khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?

Với các đặc điểm trên, công ty nên lập địa điểm kinh doanh khi thuộc các trường hợp sau:

– Cần một nơi khác ngoài trụ sở chính để tổ chức hoạt động, đặt văn phòng hoạt động.

– Cần mở thêm nhà xưởng sản xuất nhưng muốn hoạch toán tại công ty.

– Cần mở điểm bán hàng, văn phòng giới thiệu sản phẩm,…

Lưu ý: Nếu công ty không thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì các chi phí liên quan đến địa địa điểm kinh doanh trên thực tế như: tiền thuê văn phòng, tiền điện, nước,… sẽ không được tính vào chi phí của công ty khi khai báo thuế.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

» Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục hành chính.

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục hành chính.

» Trình tự thực hiện thủ tục

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi lập địa điểm kinh doanh.

– Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền thụ lý và thẩm tra hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc.

– Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Tên của địa điểm kinh doanh bắt buộc phải bao gồm tên công ty.

– Địa điểm kinh doanh phải thực hiện khai thuế môn bài (năm đầu khi thành lập) và nộp lệ phí môn bài hàng năm. Mức lệ phí môn bài của mỗi địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là giám đốc công ty; chủ tịch công ty; chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên;…

Trên đây là nội dung các quy định của địa điểm kinh doanh theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh để tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của mình.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)