Đặt tên công ty như thế nào?

Ten Cong Ty 1 1024x430

Tên công ty là một yếu tố cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đặt tên để đạt hiệu quả trong kinh doanh mà đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này qua bài viết sau.

Tầm quan trọng của tên công ty

Tên doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố đầu tiên mà khách hàng, đối tác nhớ đến. Tên doanh nghiệp thể hiện tầm vóc, định hướng và sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp. 

Cái tên chính là yếu tố gắn bó với doanh nghiệp từ khi thành lập đến suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, khi thành lập công ty thì việc lựa chọn tên doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thay đổi tên bất kỳ khi nào và phải thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thay đổi tên có liên quan rất lớn đến các vấn đề khác của doanh nghiệp, chẳng hạn con dấu, hóa đơn, hợp đồng, giấy phép kinh doanh,… Chính vì vậy, nếu không thực sự cần thiết, các doanh nghiệp thường hạn chế tối đa việc đổi tên này.

Bạn cũng cần phải phân biệt “Tên công ty” và “Thương hiệu”. Thương hiệu là đại diện cho từng dòng sản phẩm của công ty, mang ý nghĩa đại diện hẹp hơn. Trong khi đó, tên công ty là đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp, mang ý nghĩa bao quát toàn bộ các giá trị của công ty. Chẳng hạn, công ty cổ phần tập đoàn Vingroup, có các thương hiệu như “Vinhome”, “Vincity”, “Vinmec”,… Đôi khi, tên doanh nghiệp và thương hiệu giống nhau, nhưng bạn cần phải phân biệt hai khái niệm này.

Ten Cong Ty 1 1024x430

Đặt tên công ty như thế nào cho đúng luật?

Tên doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, tên doanh nghiệp phải được đặt theo cấu trúc như sau:

TÊN CÔNG TY = CÔNG TY + LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP + TÊN RIÊNG

Trong đó:

– Loại hình doanh nghiệp là một trong các loại hình sau: cổ phần; trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; công ty Hợp danh.

– Tên riêng là tên mà chủ doanh nghiệp lựa chọn tùy theo ý thích, nhu cầu,… Chỉ cần không vi phạm các điều cấm mà luật quy định.

Vậy những điều cấm khi đặt tên công ty là gì? Đó là:

Thứ nhất, không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước.

– Tên doanh nghiệp bị xác định là trùng tên khi có tên riêng (kể cả khác loại hình doanh nghiệp) viết giống hệt với tên riêng của công ty khác. 

Ví dụ: Công ty CP Xây dựng nhà mới và Công ty TNHH Xây dựng nhà mới

– Tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

(1) Phát âm giống với tên doanh nghiệp khác. 

Ví dụ: “SHOP XINH” và “SOP XINH”; “NINH” và “NYNH”,…

(2) Tên viết bằng tiếng nước ngoài trùng với tên nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Công ty TNHH Minh Thành có tên viết bằng tiếng nước ngoài là MINH THANH COMPANY LIMITED và Công ty TNHH Minh Thanh cũng có tên viết bằng tiếng nước ngoài là MINH THANH COMPANY LIMITED. Do đó, hai công ty này có tên gây nhầm lẫn với nhau. Trong trường hợp này, công ty nào đăng ký trước sẽ được giữ tên viết bằng tiếng nước ngoài, công ty kia có thể lựa chọn tên khác hoặc không đăng ký tên viết bằng tiếng nước ngoài.

(3) Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Công ty CP Đào tạo tin học và công ty CP DTTH đều muốn lấy tên viết tắt là DTTH. Do đó, hai công ty này có tên gây nhầm lẫn với nhau mặc dù tên riêng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, công ty nào đăng ký trước sẽ được giữ tên viết tắt, công ty kia có thể lựa chọn tên khác hoặc không đăng ký tên viết tắt.

(4) Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự, các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và F, J, Z, W ngày sau tên riêng.

Ví dụ: Công CP Công nghệ mới và Công ty CP Công nghệ mới Z và Công ty TNHH Công nghệ mới 1,…

(5) Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân”  ngay trước hoặc “mới” ngày sau tên riêng.

Ví dụ: Công ty TNHH Bất động sản Việt Nhật và Công ty TNHH Bất động sản Việt Nhật mới hoặc Công ty TNHH Tân bất động sản Việt Nhật,…

(6) Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây” và các từ có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ: Công ty CP Xuất nhập khẩu Diệu Linh và Công ty CP Xuất nhập khẩu Diệu Linh miền Nam hoặc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Diệu Linh miền trung,…

Thứ hai, Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Ví dụ: Công ty TNHH ủy ban nhân dân xã Hải Tiến,…

Thứ ba, Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: sử dụng các từ có nghĩa tục tĩu, phỉ báng,… làm tên doanh nghiệp.

Một số cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi xin đưa ra một số cách đặt tên công ty thường được lựa chọn rất phổ biến hiện nay. 

(1) Đặt tên doanh nghiệp theo tên chủ doanh nghiệp, tên của các thành viên, tên ghép từ các tên của thành viên,…

Ví dụ: Thắng Lợi, McDonal, HHQ (Hùng, Hà, Quang),…

(2) Đặt tên doanh nghiệp theo địa danh.

Ví dụ: Bất động sản Hà Nội, Giải khát Sài Gòn,…

(3) Đặt tên doanh nghiệp theo từ viết tắt.

Ví dụ: Vinaconex, Sabeco,…

(4) Đặt tên doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh chính.

Ví dụ: Sữa tươi Việt Nam, Kem tươi Hà Nội,…

(5) Đặt tên bằng cách sử dụng tính từ miêu tả.

Ví dụ: Vàng Bảo Tín, Đào tạo chuyên nghiệp,…

(6) Đặt tên doanh nghiệp sử dụng các danh từ gợi nhắc, liên tưởng, biểu trưng,…

Ví dụ: Bia tiger (ý nghĩa: mạnh mẽ), mỹ phẩm Nature (ý nghĩa: tự nhiên, nguồn gốc thiên nhiên)…

(7) Đặt tên doanh nghiệp sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài.

Ví dụ: Kichi-Kichi, Kawachi, Shark,…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc đặt tên doanh nghiệp khi thành lập và thay đổi. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, bạn cần hết sức cân nhắc để lựa chọn trước khi tiến hành đăng ký hoặc thay đổi tên doanh nghiệp của mình.

» Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

Lvn Tu Van Luat Viet Nam (18)